Chào các bạn, chúc các bạn có những ngày khỏe mạnh và an yên.

Ở, phần trước mình đã review vài ngộ nhận rồi, phần này mình ghi nhanh thêm vài ngộ nhận nữa nhé.

Ngộ nhận 4: Hạnh phúc của bản thân khác của con

Hiện này thì nhiều ba mẹ cũng được/bị ảnh hưởng tới văn hóa phương Tây nhiều, nên "tôn trọng sự khác biệt" không có gì là quá mới mẻ. Nhiều người luôn nghĩ rằng cái làm cho mình hạnh phúc chưa hẳn làm cho con cái hạnh phúc, do đó nhiều bậc cha mẹ trở nên khá là chùn tay khi trông thấy những điều không tốt cho con nhưng "có vẻ" làm cho con hạnh phúc. Mình phải dùng từ "có vẻ" ở trong ngoặc kép vì thực sự phải có một sự thông tuệ nhất định thì mới có thể vén được bức màn che lấp mắt mình mà thấy được cốt lõi của những việc làm con cái thực sự hạnh phúc.
Trong cuốn sách của mình, Tiến sỹ Sax đã lấy ví dụ về trò chơi điện tử rất nhiều lần, ở các chương trước là về một cậu bé mà trong thế giới game bóng đã thì cậu là vô địch, nhưng khi ông bố gợi ý ra chơi bóng thật thì cậu không chạy nổi 2 dặm. Game thủ đã được coi là một nghề, thu nhập rất cao và nhiều cậu bé trẻ ham mê chơi game đều có ước mơ trở thành game thủ, kiếm được rất nhiều tiền. Trong chương này, có một cậu bé chơi game rất giỏi và được mẹ cậu khuyên rằng cậu nên bỏ game, chăm chỉ học hành và đậu Đại học. Đáp lại thì cậu bé chửi thề kiểu "Con đ*ch quan tâm có đậu vào ĐH hay không, ước mơ của con là thành game thủ". Ngay cả bà mẹ cũng cho rằng thế giới đã thay đổi sau 20 năm, có lẽ game thủ cũng là một nghề mới mẻ mà mình chưa hiểu đúng vấn đề, con rất hạnh phúc khi chơi game và có con đường rõ ràng cho việc này.
Lấy chơi game làm ví dụ thì có lẽ các bạn dễ dàng dẹp bỏ con chơi game đúng không nào, vì ở Việt Nam thì nghề game thủ còn chưa phổ biến lắm. Giờ thay game thủ bằng bóng đá, ca sỹ, người mẫu, youtuber... thì các bạn nghĩ sao? Các bạn bắc con từ bỏ hay để cho con của mình theo những nghề này? Mình không dám chắc...

Ngộ nhận 5: Ngộ nhận về sự tin tưởng

Đây là ngộ nhận về sự gian lận đã nêu lên ở phần 13, chẳng là có một cô bé đã gian lận trong kỳ thi, bị giáo viên tịch thu điện thoại và dẫn lên phòng hiệu trưởng. Nhưng khi cha me cô bé hỏi thì cô bé nhất quyết nói rằng mình không gian lận, chiếc điện thoại chỉ ngẫu nhiên nằm lên đùi mình. Phụ huynh khăng khăng tin tưởng rằng con mình không bao giờ nói dối, đã đến trường với sự hùng hổ. Họ không bao giờ tin rằng con mình nói dối, nhưng thực sự chắc chắn cô bé nói dối, chiếc điện thoại ngẫu nhiên năm lên đùi là rất khó tin đúng không nào. Trong một ví dụ khác, tác giả còn kể về một giáo viên bắt một học sinh gian lận và cho 0 điểm, phụ huynh lại nằm trong hội đồng nhà trường, quen biết rộng rãi. Hai tuần sau giáo viên đó đã được gọi lên phòng hiệu trưởng và được thông báo rằng cô muốn giữ công việc thì phải xin lỗi cô bé công khai. Chậc, tưởng sự việc chỉ xảy ra ở đâu đó xa xôi lạc hậu chứ vẫn xuất hiện ở Mỹ như thường. Thế nên các bạn thấy nó xảy ra ở gần mình thì... cũng thường thôi.
Tuy nhiên, điều lưu ý là khi con cái của bạn nói "con không nói dối" thì theo tác giả, xác suất khá cao là con bạn đang nói dối. Thế nên có nghe con cái kể lại gì ở trường thì các bạn hết sức bình tĩnh, đi nấu nước, pha trà, chờ trà hết nóng, uống hết ly trà rồi làm gì mới làm nhé.

Ngộ nhận 6: Sợ con không thương mình

Cái này chắc cũng là tâm lý thường tình thôi, đôi khi căng thẳng với con xíu thì nhiều bậc cha mẹ đã cảm thấy có lỗi, tự tra vấn lương tâm cả ngày rồi. Nhưng việc của cha mẹ là phải có trí tuệ để giúp con làm những điều đúng. Vì sao lại phải có trí tuệ ở đây? Vì yêu thương thì cần phải có sự thấu hiểu, không thấu hiểu con thì không thương con được, hoặc ít nhất là không yêu thương con đúng cách được, mà yêu thương con không đúng cách thì nhiều khả năng là làm hại con, không phải tự nhiên mà có cuốn sách tên là cha mẹ độc hại , mà để có được thấu hiểu thì lại cần rất nhiều trí tuệ. Thế nên, làm cha mẹ thật khó, phải tự học hỏi không ngừng với sự phát triển của con, nhiều khi con phát triển nhanh quá cha mẹ xử lí không kịp, vẫn dùng cách cũ để giải quyết vấn đề khi con đã trở thành một con người hoàn toàn mới.

Chốt lại cho bài review này là, công việc của cha mẹ là nuôi dạy con trở thành con người tốt nhất trong khả năng của con.

Do dịch quá nên mình viết review khá là ngắn. Phần 16 mình sẽ review về giải pháp đầu tiên cho trẻ: tính khiêm nhường nhé.