Chào các bạn, đã rất lâu rồi chúng ta không gặp nhau. Mình hy vọng rằng các bạn vẫn khỏe mạnh và an yên suốt mùa dịch này.
Hành vi hay bản tính?
Ở
phần trước
mình đã đề cập về các nghiên cứu của GS Dweck. Cuốn
Mindset
của chị ấy cũng đã được dịch ở Việt Nam với cái tên là
Tâm Lý Học Thành Công,
thành công hay không thì chưa biết nhưng lý thuyết của chị ấy chia tưu duy (mindset) thành fixed mindset (cố định) và
growth mindset (phát triển). Hai cái mindset này là sao? Đại ý là một đứa trẻ giải được bài toán khó, ba mẹ khen là
"thông minh"
thì cái thông minh này là đặc tính cố hữu của đứa trẻ, nó bị fix, khi đứa trẻ làm không được thì nó nghĩ rằng nó không
đủ thông minh, và dễ dàng từ bỏ. GS Dweck khuyên rằng nên khen trẻ
"đã cố gắng",
và khi đứa trẻ làm không được thì trẻ sẽ cho rằng mình cố gắng chưa đủ, nên sẽ cố gắng hơn để giải quyết vấn đề.
Tóm lại,
không nên khen trẻ dựa trên bản tính/đặc tính cố hữu của trẻ (thông minh), mà nên khen trẻ dựa trên hành vi (cố
gắng).
Tuy nhiên, vấn đề đạo đức có áp dụng được như vậy không? Chẳng hạn như con gái bạn mang theo 5000 đồng để mua một cây
bút chì ở trường, cô bé phát hiện rằng bạn mình không mang theo tiền nên đã đưa 5000 đồng đó cho bạn mình và ra về mà
không có cây bút chì ao ước. Bạn thử suy nghĩ xem nên nói thế nào với con gái?
1. Con đã làm một việc rất tử tế (hành vi).
2. Con là một người rất tốt bụng (bản tính).
Câu trả lời là 2, nó ngược với những nghiên cứu của GS Dweck ở trên, nhưng vì sao lại thế?
Trong một nghiên cứu về gian lận ở trường học, khi các nhà nghiên cứu nói với các học sinh rằng rằng họ đang nghiên
cứu về
tỷ lệ gian lận
thì số lượng gian lận gấp đôi số trường hợp các nhà nghiên cứu nói là họ đang nghiên cứ về
những kẻ gian lận.
Điều này cho thấy rằng, khi nói
không được là kẻ gian lận (bản tính)
lại hiệu quả hơn so với việc nói
không được gian lận (hành vi).
Lí do giải thích đơn giản, trẻ em sẽ thấy thoải mái hơn khi không tự coi mình là kẻ gian lận. Trẻ có thể có gian lận,
nhưng trong thâm tâm trẻ có thể nghĩ rằng người khác cũng gian lận thì mình gian lận một chút cũng không sao. Hoặc trẻ
cảm thấy người khác gian lận mà mình không gian lận thì mình bị thiệt thòi, nên cho dù trẻ có gian lận thì cũng cảm
thấy không chút áy náy gì, không tự cảm thấy rằng mình là kẻ gian lận.
Nói ngoài lề một chút, nếu bạn thấy người khác vượt đèn đỏ chắc hẳn bạn sẽ tức giận cho rằng người kia sao thiếu ý
thức, vượt đèn đỏ là trái luật và còn có thể gây nguy hiểm cho người khác. Nhưng khi các bạn vượt đèn đỏ, các bạn lại
thấy hoàn toàn bình thường, tự nói với lòng rằng mình có mấy khi vượt đèn đỏ đâu, lần này vội vã một chút, cũng có
đụng trúng ai đâu. Đây cũng là tâm lý của những đứa trẻ gian lận.
Kết luận nhanh,
ở phạm trù đạo đức, thì nên khen về bản tính (tốt bụng) thay vì hành vi (làm một việc tử tế).
Dạy đạo đức cho trẻ thế nào?
Cái này cũng khó đấy, mình sẽ để vài câu quote trước:
Fake it until you make it.
Bạn thấy câu này quen chứ, ý nghĩa của câu slogan này là bạn hãy suy nghĩ lớn, giả vờ như mình đã làm được cho đến khi
bản thân mình làm được. Chẳng hạn như bạn muốn mở một công ty riêng, bạn hãy giả vờ như mình đã là ông chủ, nỗ lực làm
việc, giải phóng tất cả năng lực của bản thân cho tới khi mình là một ông chủ đích thực.
(Ngoài lề: Hiện nay, các group sách trên Facebook cũng có nhiều bạn kêu gọi tham gia hội tiềm thức bằng cách trao đổi
về tiềm thức trên các group Zalo, mục tiêu của hội này là bạn hãy đưa sự giàu có/thành công vào trong tiềm thức thì từ
từ bạn sẽ thực hiện được).
Dạy trẻ đạo đức cũng vậy,
bạn dạy đạo đức bằng cách yêu cầu trẻ phải cư xử có đạo đức. Nói khác đi là, bạn yêu cầu chúng giả vờ có đạo đức
trước khi trẻ thực sự có.
Từ hơn 2000 năm trước, Aristotle đã cho rằng "một người trở nên có đạo đức bằng cách thực hiện các hành vi đạo đức".
Điều này cũng không có gì lạ, vì các nhà tâm lý học đều cho rằng hành động của một người từ từ sẽ ảnh hưởng tới tư duy
của người đó. Đồng thời, sự xuất sắc cũng không đến từ một hành động mà đến từ thói quen. Các hành vi đạo đức được
thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ in lên não của trẻ, lâu dần trẻ sẽ trở nên con người có đạo đức như một thói
quen.
Các bạn cũng thấy, ngày xưa ông bà chúng ta đã dạy trẻ khi nói chuyện với người lớn phải dạ thưa, phải vòng tay xin
lỗi khi mắc lỗi, phải đứng ngồi một cách đoan trang. Những hành động này được dạy từ khi trẻ con chưa hiểu cảm ơn hay
xin lỗi nghĩa là gì, vòng tay hay cúi đầu nghĩa là sao nhưng những điều này đi cùng người đó cho tới khi người đó lớn
lên và già đi. Về mặt tiêu cực thì ngày xưa cũng có những lề thói không tốt, ràng buộc quá nhiều sự tự do của con
người, nhưng những khái niệm mang tính cốt lõi như nhân lễ nghĩa trí tín thì tồn tại mãi với thời gian. Một đứa trẻ có
giáo dục tốt về đạo đức sẽ cư xử có đạo đức khi lớn lên, tự kiểm soát mình tốt hơn và thành công hơn trong cuộc sống.
Chốt lại lời cuối cho phần này là, bạn không thể dạy đạo đức bằng cách rao giảng đạo đức, bạn dạy đạo đức bằng cách yêu cầu trẻ thực hiện các hành vi đạo đức, để đạo đức trở thành thói quen, và trở thành một phần không thể mất đi trong tâm trí của trẻ.
Phần 14 mình sẽ review vài ngộ nhận của phụ huynh về việc dạy trẻ đạo đức, chẳng hạn như sợ con sẽ làm điều dại dột, sợ con lạc lõng ở trường hoặc tệ hơn là không được con cái thương nữa. Haizz, một sự đáng thương của bậc làm cha mẹ.